EDGE là gì? – Tiêu chuẩn vàng trên hành trình bảo vệ môi trường

Xu hướng phát triển xanh ngày càng phát triển trong mọi ngành nghề, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng kiến trúc luôn hướng tới những giải pháp thân thiện với môi trường. Trong lĩnh vực xây dựng, tiêu chuẩn EDGE nổi lên như một hệ thống chứng nhận công trình xanh uy tín mang đến giải pháp hiệu quả cho thiết kế, thi công và vận hành.

Nhằm đáp ứng xu hướng này, tiêu chuẩn EDGE ra đời như một giải pháp đột phá, mang đến hiệu quả vượt trội cho thiết kế, thi công và vận hành công trình. Vậy cụ thể chứng nhận EDGE là gì? Tiêu chuẩn này mang đến những giải pháp hiểu quả như thế nào?

EDGE là gì?

EDGE, viết tắt của Excellence in Design for Greater Efficiencies, là một hệ thống chứng nhận công trình xanh quốc tế được phát triển bởi IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới. EDGE cung cấp một bộ công cụ miễn phí giúp các nhà thiết kế, chủ đầu tư và nhà phát triển tối ưu hóa thiết kế công trình của họ để tiết kiệm năng lượng, nước và vật liệu xây dựng, từ đó giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm chi phí vận hành.

EDGE là gì?
EDGE là gì?

Đặc điểm của EDGE trong công trình xanh

– Tiết kiệm tài nguyên: Với tiêu chuẩn EDGE giúp tiết kiệm trung bình khoảng 20% năng lượng, 40% nước và 20% vật liệu xây dựng

– Tiết kiệm chi phí hiệu quả: EDGE đã được chứng minh mang lại lợi nhận đầu tư hấp dẫn cho doanh nghiệp, theo như khảo sát thì với thời gian hoàn vốn từ 2 – 5 năm

– Dễ sử dụng: Chứng nhận EDGE cung cấp cung cụ sử dụng đơn giản và dễ dàng, phù hợp với mọi loại công trình, từ nhà ở đến văn phòng, bệnh viện, trường học đểu sử dụng được

– Tính linh hoạt: Tiêu chuẩn EDGE có thể được áp dụng được cho các công trình mới và cải tạo cho mọi giai đoạn của dự án.

– Lợi ích cho môi trường: EDGE giúp giảm thiểu khí thải nhà kính, ô nhiễm môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Đọc thêm:

Tòa nhà 201 Trường Chinh nằm ngay vị trí trung tâm Quận Thanh Xuân đã đạt chứng chỉ EDGE là một tòa nhà mới ngay mặt tiền đường Trường Chinh được thiết kế hiện đại, Tòa nhà được thiết kế mở, KHÔNG CỘT giúp tối ưu hóa không gian tham khảo thêm tòa nhà và giá cho thuê liên hệ 086 9797 369

Giới thiệu các tiêu chuẩn xanh toàn cầu:

Xu hướng phát triển bền vững đang thúc đẩy nhu cầu xây dựng toàn cầu, để đánh giá mức độ ” Xanh” của các công trình thì tiêu chuẩn đã được ra đời, trong đó phổ biến nhất là LEED. BREAM , GREAM MARK

1. LEED (Leadership in Energy and Environmental Design)

Chứng chỉ LEED do hội đồng công trình xanh Hoa Kỳ( USGBC ) phát triển, là hệ thống đánh giá công trình xanh uy tín lớn nhất thế giới.

– LEED đánh giá nhiều khía cạnh của công trình như: thiết kế, thi công, vận hành, sử dụng nước sử dụng năng lượng hiệu quả, vật liệu xây dựng, chất liệu sử dựng với môi trường trong nhà và ngoài trời.

– Có 4 cấp bậc LEED: Certified, Silver, Gold và Platinum, phản ánh mức độ “xanh” của công trình.

các tiêu chuẩn xanh toàn cầu
các tiêu chuẩn xanh toàn cầu

2. BREEAM (Building Research Establishment Environmental Assessment Methodology):

– Tiêu chuẩn BREAM do trung tâm nghiến cứu xây dựng BRE của Anh phát triển, đây là tiêu chuẩn được đánh giá phổ biến nhất tại Châu Âu.

– BREAM tập chung vào các tiêu chuẩn như: thiết kế, thi công, vận hành, năng lượng, nước, vật liệu, chất thải, giao thông và đổi mới

– Có 5 cấp bậc BREEAM: Unrated, Pass, Good, Very Good, Excellent và Outstanding.

3. Green mark:

– Tiêu chuẩn Grean mark do cơ quan xây dựng và xây dựng singapore ( BCA) phát triển là hệ thống đánh giá công trình xanh của Singapore
– Green mark đánh giá qua nhiều khía cạnh bao gồm: thiết kế, thi công, vận hành, hiểu quả năng lượng, sử dụng nước, các vật liệu xây dựng, chất lượng môi trường trong nhà, đổi mới và trách nhiệm với xã hội
– Có 3 cấp bậc Green Mark là: Certified, Gold và Platinum.

Ngoài 3 tiêu chuẩn trên, còn có nhiều hệ thống đánh giá công trình xanh khác trên thế giới, như CASBEE (Nhật Bản), HK BEAM (Hồng Kông), WELL (Mỹ), v.v.

Quy trình đánh giá và cấp chứng chỉ xanh cho công trình

Quy trình đánh giá và cấp chứng chỉ của 3 tiêu chuẩn LEED, BREAM và Green mark như sau:

Điểm chung:

– Đánh giá bởi bên thứ 3 độc lập: Dự án được đánh giá bởi các tổ chức uy tín được ủy quyền bởi hồi đồng quản lý của từng tiêu chuẩn.

– Quá trình đánh giá bao gồm:

+ Thẩm định hồ sơ: Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ dự án, bao gồm các thông tin thiết kế, vật liệu xây dựng, thi công, vận hành,…

+ Kiểm tra thực tế: Đoàn kiểm tra của tổ chức sẽ đến công trình để kiểm tra và xác minh thông tin trong hồ sơ

+ Chấm điểm và cấp chứng chỉ: Dựa trên kết quả đánh giá của dự án sẽ được chấm điểm và cấp chứng chỉ phù hợp.

Điểm khác biệt:

– Hệ thống điểm: Mỗi tiêu chuẩn của hệ thống điểm riêng nên việc đánh giá các hạng mục sẽ khác nhau:

– Yêu cầu: Các yêu cầu để đạt được từng cấp chứng chỉ cũng sẽ khác nhau giữa các tiêu chuẩn

– Chi phí: Chi phí và đánh giá giữa các chứng chỉ cũng có sự chênh lệch.

Văn phòng xanh hạng A
Văn phòng xanh hạng A

Ý nghĩa của chứng chỉ xanh

Nâng tầm giá trị dự án:

Sức hút khó cưỡng: Thu hút các nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng, đặc biệt là những người đề cao yếu tố môi trường và phát triển bền vững.

Tăng khả năng bán và cho thuê: Dự án được chứng nhận xanh sở hữu giá trị cao hơn so với các dự án thông thường, mang lại lợi nhuận kinh tế vượt trội.

Nâng cao uy tín thương hiệu: Thể hiện cam kết trách nhiệm xã hội và nỗ lực bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, nhà thầu.

2. Lợi ích thiết thực cho người sử dụng:

Không gian sống lý tưởng: Tận hưởng môi trường sống an toàn, lành mạnh, tiện nghi, nâng cao sức khỏe và tinh thần.

Tiết kiệm chi phí sinh hoạt: Giảm thiểu chi phí điện, nước, rác thải, mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho người sử dụng.

Nâng cao chất lượng cuộc sống: Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em và người già, tạo dựng môi trường sống chất lượng cao.

Xem thêm:

Văn Phòng Thông Minh Là Gì? Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Bền Vững

Tiêu chuẩn “vàng” kiến tạo đẳng cấp cho văn phòng hạng A

3. Góp phần bảo vệ môi trường:

Giảm thiểu tác động tiêu cực: Tiết kiệm năng lượng, nước, vật liệu xây dựng, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường hiệu quả.

Thúc đẩy phát triển bền vững: Góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái đa dạng, hướng đến tương lai xanh cho hành tinh.

4. Nâng cao ý thức cộng đồng:

Lan tỏa thông điệp tích cực: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của xây dựng xanh, khuyến khích các dự án tương lai áp dụng tiêu chuẩn xanh.

Tạo dựng cộng đồng văn minh: Góp phần xây dựng xã hội văn minh, hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai.

Chứng nhận xanh không chỉ là một danh hiệu, mà còn là minh chứng cho trách nhiệm và cam kết của chủ đầu tư, nhà thầu trong việc bảo vệ môi trường và xây dựng tương lai xanh. Hãy chung tay kiến tạo những công trình xanh để góp phần bảo vệ hành tinh của chúng ta!

 

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh
Tìm kiếm