Site icon Gems Office

Tất tần tật về các loại chi phí thuê văn phòng bạn cần biết

Chi phí thuê văn phòng dạng “nổi” thường dễ đo lường

Gọi là “chi phí nổi” bởi nó là những chi phí được đề cập rất rõ ràng trong hợp đồng cho thuê hoặc nói rõ trong các cuộc họp hoặc bàn bạc trực tiếp. Những chi phí này bao gồm:

Những chi phí thuê văn phòng ở dạng “chìm”

Chi phí làm ngoài giờ:

Nhiều đơn vị thuê văn phòng có thể ở lại làm ngoài giờ hành chính khiến cho các hệ thống tiện ích như thang máy, điều hòa trung tâm,..vẫn phải hoạt động. Giá thành của chi phí này không có mức cố định. Tùy theo từng tòa nhà, sẽ có tòa nhà thu, tòa nhà không thu.  Do vậy, doanh nghiệp cần thương thảo trước với chủ đầu tư về chi phí này vì nó là một phần không hề nhỏ trên tổng chi phí. Hoặc cụ thể hơn, bạn có thể đề nghị một mức chi phí làm thêm giờ hợp lý. Nếu muốn tiết kiệm, bạn cũng có thể bàn bạc với đơn vị kỹ thuật của tòa nhà tự lắp thêm điều hòa cục bộ để giảm thiểu loại chi phí này.

Chi phí đỗ ô tô, xe máy:

Đây là một chi phí không hề nhỏ nhưng tùy theo từng tòa nhà hoặc từng thời điểm khi đăng ký chọn thuê văn phòng, bạn sẽ được miễn phí hoặc không. Do vậy, khi tiến hành khảo sát thị trường văn phòng, bạn cần để ý chi phí này xem tòa nhà mình thuê có chính sách ưu đãi miễn phí hay không. Nếu không, hãy đưa nó vào hợp đồng thuê để rõ ràng, minh bạch.

Chi phí phát sinh trong thời gian thi công, thiết kế lại văn phòng:

Thông thường, các văn phòng thường sẽ không tính phí trong giai đoạn này. Tuy nhiên, họ vẫn phải thu những khoản phí dịch vụ như đã nói ở trên. Với mỗi tòa nhà khác nhau sẽ thu một mức giá khác nhau. Điển hình, văn phòng hạng A và B thường thu từ 4 – 6 USD /m2 /tháng. Nhà hạng C chỉ thu trên dưới 1 USD /m2 /tháng. Nhưng cũng có những tòa nhà chỉ thu tiền điện tiêu thụ theo công tơ điện.

Cách tìm văn phòng có chi phí thuê hợp lý và chất lượng tốt

Thông thường, sẽ có 3 phương pháp phổ biến nhất để tìm thuê văn phòng phù hợp

Exit mobile version